Dự báo thị trường nội thất nhà Việt sau đại dịch

Thứ tư, 27/10/2021, 15:05 GMT+7
Dự báo thị trường nội thất nhà Việt sau đại dịch

Dự báo thị trường nội thất nhà Việt sau đại dịch

Dịch bệnh COVID-19 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế toàn cầu nói chung, cũng như ngành nội thất nói riêng. Các doanh nghiệp đang loay hoay tìm cho mình những lối đi riêng để bắt kịp với trạng thái bình thường mới sau đại dịch.

Theo báo cáo của thị trường bất động sản 5 năm trở lại đây, có khoảng 500 nghìn căn nhà đã và đang được xây dựng. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy các công ty cung cấp và thiết kế nội thất hoàn toàn có thể yên tâm bứt phá trở lại trong khoảng thời gian tới.

Tổng quan thị trường nội thất

Trong bối cảnh đại dịch COVID 19, chuỗi cung ứng và thương mại toàn cầu bị gián đoạn nghiêm trọng gây ảnh hưởng lớn đến ngành đồ gỗ Việt Nam. Điều này gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp đang phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Trong khi các nguồn sản phẩm gỗ có giá trị lớn trong nước lại xuất khẩu sang Trung Quốc với mức thặng dư thương mại chung.

2353612

Thị trường nội thất gia đình.

Nắm bắt được tình hình này, hàng trăm các nhà máy sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ đã được ra đời. Không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước, đồ gỗ Việt nam còn được xuất khẩu sang hơn 120 quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các khu vực lớn như Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á hay có cả khách hàng ở Trung Đông và Ấn Độ.

Vào năm 2020, giá trị thị trường đồ nội thất gia đình Việt đạt gần 400 triệu USD và theo dự báo sẽ đạt tốc độ CAGR là 9% vào năm 2026.

Báo cáo thị trường nội thất

Theo báo cáo thị trường nội thất gia đình:

Chất liệu nội thất chủ yếu:

  • Gỗ
  • Kim loại
  • Nhựa
  • Các vật liệu khác

Phân khúc chính:

  • Nội thất nhà bếp
  • Nội thất phòng khách
  • Nội thất phòng ngủ
  • Nội thất phòng ăn
  • Các loại khác

Kênh phân phối

  • Trực tuyến
  • Trung tâm gia đình
  • Cửa hàng hàng đầu
  • Các kênh phân phối khác

Gia tăng cạnh tranh trên thị trường nội thất

Thị trường nội thất gia đình Việt Nam nói chung cũng như nội thất Hải Phòng nói riêng hiện nay đều đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt giữa các đối thủ cả trong và ngoài nước. Theo báo cáo về các nhà sản xuất lớn và các công ty Việt nam đang hoạt động trên thị trường:

  • Một số công ty lớn đang chiếm lĩnh thị trường về mặt thị phần.
  • Các công ty có quy mô từ nhỏ đến trung bình đang gia tăng sự hiện diện trên thị trường bằng cách đảm bảo các hợp đồng mới và khai thác các thị trường mới.

Xuất khẩu đồ nội thất ở Việt Nam

Gỗ nói chung và đồ gỗ nói riêng là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 6 của Việt Nam, chiếm 6% thị phần thế giới. Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương Việt Nam cho biết, trong 7 tháng đầu năm 2020, giá trị ngành gỗ đã tăng khoảng  6,1 tỷ USD trong đó phần lớn đến từ xuất khẩu đồ gỗ.

20210610103356-12727

Gỗ là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 6 của Việt Nam.

Đồ nội thất gỗ của Việt Nam đã và đang được xuất khẩu ra hơn 100 quốc gia. Theo thống kê các sản phẩm xuất khẩu sang Mỹ tăng 43,1%, Trung Quốc là 15,6% và Úc là 28,8%. Trong đó, Mỹ là thị trường hàng đầu về gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam.

Sự tăng trưởng nhanh đồng thời sẽ kéo theo nhiều thách thức đối với các nhà sản xuất. Trong bối cảnh rừng tự nhiên bị đóng cửa, nhà nước đang thắt chặt các chính sách bảo vệ tài nguyên gỗ, tình trạng thiếu nguyên liệu đang là bài toán khó đối với các nhà cung ứng.

Thị trường nội thất nội địa tăng cao

Tại Việt Nam, nhu cầu xây dựng, mở rộng các công trình nhà ở, khách sạn trong mấy năm trở lại đây tăng cao, khiến cho thị trường tiêu dùng nội thất nội địa tăng trưởng nhanh chóng. Đặc biệt, xu hướng ưa chuộng hàng thiết kế hiện nay đang làm gia tăng đáng kể nhu cầu về các sản phẩm thiết kế nội thất trong nước. Mới đây, Thủ tướng chính phủ đã ra yêu cầu ngành gỗ phải tập trung phát triển thị trường trong nước. Điều này đã khiến các doanh nghiệp có xu hướng quay trở lại thay vì chỉ xuất khẩu ra nước ngoài.

Nhập khẩu nguyên liệu nội thất 2021

Trong 4 tháng đầu năm lượng gỗ nhập khẩu của nước ta tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Theo trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, nước ta chủ yếu nhập khẩu nhiều nhất 10 loại gỗ, trong đó:

  • Gỗ thông chiếm 24,8% tổng lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm tăng 83,4% về lượng và tăng 91,6% về trị giá so với cùng kỳ 2020.
  • Nhập khẩu gỗ sồi tăng 5,3% về lượng và tăng 13,9% về trị giá. Nhập khẩu gỗ lim tăng 7,1% về lượng và tăng 14,3% về trị giá.
  • Một số chủng loại gỗ nhập khẩu như gỗ gõ tăng 17,6%; bạch đàn tăng 74,9%; vân sam tăng 52,3%; gỗ hương tăng 76,8%; dẻ gai tăng 74,1%; cao su tăng 80,1%.
  • Trái lại, nhập khẩu gỗ tần bì trong 4 tháng đầu năm giảm 0,2% về lượng và tăng 8,7% về trị giá, chiếm 7,1% tổng lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu.
  • Nhập khẩu gỗ dương giảm 17,1% về lượng và giảm 2,9% về trị giá.
  • Ngoài ra, lượng nhập khẩu một số chủng loại khác giảm so với cùng kỳ 2020 như gỗ xoan giảm 22,5%; óc chó giảm 27,8%; sến giảm 17%.

Mong rằng bài viết trên đây phần nào đem đến cho các công ty, doanh nghiệp nội thất những thông tin giá trị và hữu ích. Qua đó, đưa ra được những chiến lược hợp lý góp phần thúc đẩy thị trường đồ nội thất và thiết kế nội thất phát triển mạnh mẽ ngay cả trong bối cảnh dịch bệnh COVID -19.

Ý kiến của bạn
Để lại tin nhắn cho chúng tôi!

Ms. Thủy

02253840260

Ms. Xim

02253840260